VSL HOUSE

Điều kiện nhà ở của người lao động, đặc biệt là công nhân di cư tại các khu công nghiệp còn nhiều hạn chế, đặt ra yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách.

Hiện nay, tỉ lệ người lao động trong các khu công nghiệp có thể mua, thuê được nhà vẫn còn thấp. Ảnh minh họa: Yến Phương

Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, đến nay tỉ lệ người lao động (NLĐ) trong các khu công nghiệp (KCN) có thể mua, thuê được nhà vẫn còn thấp.

Tính đến tháng 5.2023, trên cả nước có 398 KCN với khoảng 7 triệu lao động. Trong đó, hơn 50% NLĐ có nhu cầu về nhà ở. Trong khi tỉ lệ nhà ở phục vụ công nhân làm việc tại các KCN, khu chế xuất mới chỉ được đáp ứng khoảng hơn 30% nhu cầu.

Toàn cảnh hội thảo "Vấn đề nhà ở cho công nhân lao động di cư - thực trạng và giải pháp". Ảnh: Phương Anh

Tại Hội thảo “Vấn đề nhà ở cho công nhân lao động di cư – thực trạng và giải pháp” diễn ra hôm nay (22.8), TS. Nhạc Phan Linh – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn – nêu ra thực trạng không gian sinh hoạt hạn chế của công nhân tại các KCN:

Số liệu khảo sát năm 2024 cho thấy, 53,9% NLĐ di cư đang ở trong các phòng trọ loại nhà cấp 4, nhà dân kết hợp cho thuê, nhà lợp tôn hoặc Fibro xi măng. Đối với các nhà trọ dạng cấp 4, mặc dù đa phần đã được trang bị nhà vệ sinh khép kín nhưng diện tích sinh hoạt lại rất hạn chế.

Với diện tích sử dụng nhỏ chưa đến 30m2, thậm chí chỉ dưới 10m2, những ngôi nhà không có phòng riêng cho từng cá nhân, cũng như không có khu vực học tập riêng cho trẻ em. Tất cả hoạt động sinh hoạt bao gồm nấu nướng, chăm sóc con cái, sinh hoạt gia đình và nghỉ ngơi, đều phải diễn ra trong một không gian duy nhất.

ThS. Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Ban Quản lý Dự án thiết chế Công đoàn – đánh giá: “Hiện nay, nguồn vốn phục vụ chương trình phát triển nhà ở xã hội cho công nhân còn hạn hẹp, khó tiếp cận và chưa đáp ứng được nhu cầu. Về vấn đề miễn tiền sử dụng đất, người mua, thuê nhà ở, bản thân doanh nghiệp không được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Lợi nhuận 10% trong đầu tư nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn…

Ngoài ra, còn các vấn đề về việc quy hoạch xây dựng và phát triển dự án mới chỉ chú trọng đến công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong cơ chế chính sách chưa có phân cấp quản lý và đầu tư…”.

ThS. Nguyễn Ngọc Anh cho rằng, các loại hình nhà ở xã hội cho công nhân sử dụng vốn ngoài ngân sách phải trình cơ quan chuyên môn nên chủ đầu tư không chủ động ký hợp đồng, điều chỉnh giá phù hợp theo từng thời điểm. Ảnh: Phan Anh

Theo ông Ngọc Anh, việc thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho NLĐ thuê, trước hết cần nâng cao nhận thức cho hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, công nhân lao động về việc xây dựng nhà ở xã hội.

“Các thể chế, chính sách về nhà ở xã hội cũng cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi phù hợp về đất đai, vốn đầu tư, về quy hoạch… Bên cạnh đó, chủ động và quyết liệt hơn nữa trong thực thi chính sách; phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc nghiên cứu, đề xuất mô hình mới về đầu tư, quản lý, vận hành…

Đặc biệt, cần thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, chú trọng kiểm tra, giám sát việc xây dựng, cho thuê, mua nhà ở xã hội cho công nhân lao động” – Th.S Nguyễn Ngọc Anh nhận định.

Nguồn: laodong.vn

VSL HOUSE

💥Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Vạn Sự Lợi💥

Là đối tác tin cậy trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Chúng tôi chuyên tư vấn và hỗ trợ giao dịch mua bán, chuyển nhượng, và cho thuê căn hộ chung cư, nhà ở, văn phòng, cũng như nhà xưởng tại các khu công nghiệp.

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi không chỉ cung cấp giải pháp bất động sản linh hoạt và đa dạng mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đồng thời, chúng tôi còn mang đến dịch vụ thiết kế và thi công kiến trúc, tối ưu hóa không gian sống và làm việc cho khách hàng.

Với cam kết về sự chuyên nghiệp và sự hài lòng của khách hàng, chúng tôi hy vọng được đồng hành và đóng góp vào sự thành công của bạn trong thị trường bất động sản đầy cạnh tranh.

 

☎️Liên hệ: 090.3865.206 (hotline) để được tư vấn