Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của con người đối với không gian sống, đặc biệt là hành vi của những người trẻ – lớp cư dân vốn rất ưa thích sự sôi động của nhịp sống thành thị hơn là vẻ yên bình của các khu dân cư ngoại ô.

Nếu đã từng đặt chân đến Nhật Bản, hẳn bạn vẫn còn nhớ cảm giác choáng ngợp khi chứng kiến cả rừng người tấp nập ngay giao lộ Shibuya, nơi được mệnh danh là giao lộ sầm uất nhất thế giới với 2.500 người di chuyển trong 3-3,5 phút mỗi ngày khiến bạn có cảm giác như thể đang được xem một thước phim tua nhanh vậy. Và trên nền của thước phim tua nhanh đó là những tòa cao ốc chọc trời, trung tâm mua sắm sầm uất, cửa hiệu thời trang sang chảnh… Tất cả quyện hòa cùng nhau để làm nên nét đặc trưng của Shibuya, một trong 23 quận ứng dụng thành công mô hình phát triển theo định hướng giao thông công cộng (transit-oriented development – TOD) năng động ở xứ mặt trời mọc.

TOD – cũ mà mới

Hệ thống giao thông luôn được xem là yếu tố quan trọng giúp kích hoạt sự phát triển của các đô thị. Vào thời cổ đại, đi bộ là cách di chuyển chính của con người. Tuy nhiên, hoạt động đi bộ khó tạo nên mối kết giao hiệu quả giữa nơi này với nơi khác. Cùng với sự hiện diện của những cỗ xe ngựa đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 ở Mỹ, sự giao lưu giữa các bộ lạc được nâng lên một mức độ cao hơn. Theo thời gian, sự xuất hiện của các mô hình giao thông hiện đại dẫn đến nhu cầu phát triển các cộng đồng kết nối hơn.

Nếu nhà quy hoạch đô thị Ebenezer Howard đã tạo ra xu hướng tập trung vào các công trình nhà ở vệ tinh “ăn theo” hệ thống giao thông đường sắt như trong cuốn sách To-morrow: a Peaceful Path to Real Reform vào năm 1898 và trong cuốn Garden Cities of To-morrow vào năm 1902, thì kiến trúc sư Peter Calthorpe đã đưa ra khái niệm TOD trong cuốn The New American Metropolis vào năm 1993. Với khái niệm này, Calthorpe mong muốn xây dựng một môi trường sống lý tưởng, trong đó việc sử dụng đường sắt đô thị hay các loại hình giao thông công cộng khác được xem là nền tảng cơ bản nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào phương tiện di chuyển cá nhân, từ đó làm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Sự xuất hiện của các loại hình giao thông công cộng đã tạo nên những “tiểu đô thị” sầm uất nhưng bền vững, nơi các nút chuyển tuyến được tích hợp liền mạch vào bất động sản – từ không gian nhà ở, bán lẻ, văn phòng và giải trí.

Mô hình phát triển theo định hướng giao thông công cộng đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới – từ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, cho đến Nhật Bản, Hồng Kông hay Singapore.

Thế hệ trẻ thành đạt – phân khúc tiềm năng của các cộng đồng theo định hướng TOD

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của con người đối với không gian sống, đặc biệt là hành vi của những người trẻ – lớp cư dân vốn rất ưa thích sự sôi động của nhịp sống thành thị hơn là vẻ yên bình của các khu dân cư ngoại ô. Một nghiên cứu mới của Cowen Inc. cho thấy sự dịch chuyển đáng chú ý về không gian sống của những người trẻ 25-34 tuổi từ các khu vực nội đô ra các vùng ngoại ô Hoa Kỳ. Trong số 2.700 người mà Cowen khảo sát, 48% người thuộc thế hệ Millennials chuyển đến các vùng ven đô so với 44% trong năm 2019, tỷ lệ này ở thế hệ Z là 49% so với mức 41% của năm 2019.

Thực tế cho thấy khoảng 26-30% dân số tại các thành phố lớn trên thế giới đều chọn an cư tại các dự án dọc theo các tuyến tàu điện ngầm.

Hơn ai hết, họ là những người có ý thức về giá trị của môi trường sống, quan tâm đến các vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời cũng chú trọng đến giá trị sức khỏe, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Vẻ thoáng đãng của môi trường tự nhiên, sự rộng rãi về diện tích của các căn hộ, văn hóa đi bộ tại các tuyến phố cùng hệ tiện ích xung quanh – từ trung tâm mua sắm, giải trí cho đến trường học, bệnh viện, nhà hàng… – chính là những yếu tố quan trọng làm nên chất lượng sống, giúp thu hút lớp cư dân trẻ tuổi đến với các tiểu đô thị vùng ven.

Các nghiên cứu đang cho thấy làn sóng dịch chuyển không gian sống của thế hệ Y và Z từ nội đô sang các khu vực vệ tinh.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung tại trung tâm của những đô thị lớn như TP. HCM, các khu vực vệ tinh đang trở thành miếng bánh hấp dẫn thu hút các nhà phát triển bất động sản hướng đến phân khúc khách hàng trẻ tuổi. Các mô hình TOD cho thấy 3 giá trị cốt lõi: giá trị “nút chuyển” – được xác định bởi lưu lượng người qua lại các nút chuyển tuyến; giá trị địa điểm, hoặc sức hấp dẫn của khu vực về tính đa dạng và khả năng tiếp cận của các không gian cộng đồng; và giá trị “tiềm năng thị trường” hoặc triển vọng của cộng đồng hình thành trong tương lai.

Các tuyến tàu điện trên cao như tuyến Metro số 1 và 2 sắp thành hình bên cạnh 6 tuyến metro khác đang được xúc tiến hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho thị trường bất động sản. Trong tương lai gần, những khu vực ven đô nằm dọc các tuyến tàu điện trên cao sẽ trở thành chốn quần tụ của lớp cư dân trẻ tuổi và biết quan tâm đến các giá trị môi trường.

Nguồng: robbreport

 

 

CÔNG TY VẠN SỰ LỢI HOUSE chuyên mua/bán, cho thuê căn hộ chung cư thứ cấp/cao cấp, căn hộ dịch vụ tại Tp.HCM. Cho thuê/bán kho, nhà xưởng, đất trong và ngoài các KCN trong và ngoài Tp. HCM, các KCN tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thiết kế, thi công xây dựng kho, xưởng theo yêu cầu, cung cấp các dịch vụ thiết kế và thi công nội thất căn hộ và nhà phố và nhà hàng.
Liên hệ: 0901870188 (hotline) để được tư vấn